Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất  hiện nay

Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0934 171 080

Mr huy

 

E: info@dongphat-interlining.com
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
 
Ứng dụng sản phẩm
  • Ứng dụng sản phẩm
  • Kỷ Niệm 3 Năm Thành Lập
Bản đồ chỉ đường
Map
Thống kê truy cập

Flag Counter

Doanh nghiệp dệt may: Mới chủ động… một nửa

Mặc dù đã rất nỗ lực để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, song đến thời điểm này, ngành dệt may mới chỉ chủ động được 50% nguyên phụ liệu, một nửa còn lại vẫn đang phải nhập từ nước ngoài.  Nếu điều này không được khắc phục sẽ thực sự là thiệt thòi đối với các DN dệt may của Việt Nam khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Nguyên liệu ngành dệt vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu

Để ứng phó với làn sóng hội nhập đang ở rất gần, đặc biệt là những quy định khắt khe được đưa ra trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các DN ngành dệt may đang rất nỗ lực để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hơn về vấn đề nguồn nguyên phụ liệu. 

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các DN ngành dệt may đã và đang chủ động tìm kiếm thị trường mới, không chỉ đa dạng thị trường xuất khẩu mà các DN dệt may cũng chú trọng cả đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu để tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Ông Trường cho biết, các DN đang có nhiều nỗ lực để thoát khỏi sự phụ thuộc nguyên phụ liệu có xuất xứ từ Trung Quốc. 

Theo lãnh đạo Vinatex, với hàng loạt các dự án mở rộng trong năm nay và năm 2016, Tập đoàn này đặt ra mục tiêu đến năm 2017 có thể chủ động được trên 55% vải các loại trong chuỗi DN của mình. "Kế hoạch từ nay đến năm 2020, ngành dệt may sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 80%. Khi đó, việc hưởng lợi từ thuế suất từ TPP cũng như các Hiệp định thương mại tự do khác mới thực sự phát huy tác dụng”- ông Trường nhận định. Tuy nhiên,  trên thực tế, những nỗ lực đó chưa đạt được kết quả bao nhiêu.

Con số mới nhất được Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương - VITIC) cho biết, 2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu may măc , da giày của nước ta là 658,42 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2014. Theo VITIC, ngành dệt may  hiện mới chỉ chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu, trong đó, nhập từ Trung Quốc chiếm tới 48%. Như vậy, các DN ngành dệt may vẫn đang rất chật vật trong việc tìm lối đi cho vấn đề chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu. Vẫn theo nhận định của VITIC, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề chi phí cho việc nhập nguyên phụ liệu từ thị trường khác. Trong khi, nguyên liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc lại có giá rẻ, chỉ bằng khoảng 25-35% giá thành so với nguyên liệu nhập từ Nhật Bản. Bởi vậy, việc thay đổi thị trường cung cấp nguyên phụ liệu còn phải tính đến bài toán chi phí.  

Bài toán thoát phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài mặc dù đã   được nhận diện, song để giải quyết những khúc mắc tồn tại lâu nay không phải ngày một ngày hai, mà cần phải có thời gian. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, từ nay cho đến khi các hiệp định FTA, TPP được ký kết và có hiệu lực, vẫn còn thời gian cho các DN ngành dệt may tiếp tục mở rộng năng lực may, đầu tư vào nguyên phụ liệu, liên kết giữa các khâu sản xuất sợi, vải và may để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Dịch chuyển nhanh từ gia công với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn… Đó là hướng đi tất yếu và cần được ưu tiên của dệt may Việt Nam.

Nhật Minh

Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc