Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất hiện nay
Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất hiện nay
Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo
Trở thành một trong những lĩnh vực thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong 2 tháng đầu năm 2015, dệt may đang đứng trước những vận hội mới để tăng kim ngạch XKvà tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Dệt may đón
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong số những dự án có vốn đầu tư lớn nhất được cấp phép trong 2 tháng đầu năm 2015, phần lớn đều là những dự án trong ngành dệt may.
Điển hình là dự án của công ty TNHH Worldon (Việt Nam) do Tập đoàn Gain Lucky (Anh) đầu tư tại Tp.HCM, tập trung sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp.
Được biết, do đánh giá môi trường đầu tư thuận lợi, DN này đã nâng vốn đầu tư ban đầu từ 140 triệu USD lên 300 triệu USD để phát triển dự án trung tâm thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp trên diện tích 52ha.
Ngoại, nội cùng đua
Cũng tại Tp.HCM, công ty TNHH Nobland Việt Nam thuộc Tập đoàn Nobland International Inc (Hàn Quốc) đã đầu tư tăng thêm 18 triệu USD Mỹ, nâng tổng số vốn đầu tư đăng ký là 61 triệu USD cho dự án may mặc.
Dự án lớn thứ hai được Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá là của công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (Hồng Kông), đầu tư tại Hải Phòng. DN này điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 90 triệu USD với các hoạt động sản xuất các loại áo lót và quần lót nữ, giày và quần áo thể thao.
Như vậy, từ 60 triệu USD, tổng vốn đầu tư của DN này hiện đã nâng lên mức 150 triệu USD, trong đó vốn góp thực hiện dự án là 100 triệu USD. Dự kiến, phần dự án sản xuất giai đoạn 1 sản phẩm quần áo lót sẽ chính thực vận hành vào tháng 11/2015; giai đoạn 2 là tháng 4/2016 với sản phẩm quần áo thể thao và tháng 1/2016 sẽ đưa vào sản xuất giày.
Theo đại diện của Ban quản lý các KCX và KCN Tp.HCM (Hepza), ngành nghề được các nhà đầu tư FDI đổ vốn mạnh nhất là dệt may cao cấp, chiếm tới 82,44% tổng vốn đầu tư trong nửa đầu năm 2014 trong các KCN - KCX.
Được biết, xu hướng này đang tiếp tục diễn ra trong năm 2014 và đầu năm 2015 khi có hàng loạt các tập đoàn may mặc lớn thế giới tiếp tục đầu tư vào địa phương này.
Ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng Đầu tư thuộc Hepza, cho biết mặc dù dệt may không phải là lĩnh vực thu hút đầu tư của Thành phố, song hầu hết các dự án dệt may đều là dự án cao cấp, quy mô đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và sử dụng lao động ở mức phù hợp, sản xuất khép kín sản phẩm dệt hoàn chỉnh, nên đã được cấp phép đầu tư.
Trong khi đó, cuộc đua đầu tư vào ngành dệt may còn có sự tham gia của các DN trong nước, dẫn đầu là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) với hàng loạt các dự án nguyên phụ liệu.
Ngay từ đầu năm, nhiều dự án đã đưa vào hoạt động, như nhà máy Sợi Phú Bài 2, nhà máy Sợi Vinatex Hồng Lĩnh hay Sợi Đồng Văn… Dự kiến trong giai đoạn 2015 - 2017, tập đoàn này sẽ đầu tư 51 dự án, tập trung vào việc nâng cao khả năng cung ứng nguyên phụ liệu, sợi, dệt, nhuộm, vải… với tổng số vốn lên đến 9.400 tỷ đồng. Riêng trong năm nay, sẽ có gần 2.425 tỷ đồng được giải ngân để triển khai các dự án.
Sẽ là xu hướng?
Phần lớn nhất là 805 tỷ đồng được dành cho các dự án sợi; tiếp đến 713 tỷ đồng cho dệt nhuộm; 726 tỷ đồng cho may mặc và 181 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng KCN.
Theo tính toán của Vinatex, với khoản vốn được giải ngân trên, vào cuối năm nay, năng lực sản xuất của Tập đoàn sẽ tăng thêm 6.000 tấn sợi; dệt nhuộm thêm 6 triệu mét; ngành may có thể sản xuất thêm 2 triệu áo veston, 4 triệu quần âu, 1 triệu áo sơ mi và 2 triệu sản phẩm dệt kim.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex, cho biết việc đẩy mạnh đầu tư các dự án nguyên nhiên phụ liệu cho ngành dệt may nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để đón đầu các cơ hội XK khi các hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực, với mục tiêu sẽ đạt 36 - 38 tỷ USD kim ngạch XK dệt may trong năm 2020.
Theo bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc hàng loạt các DN nước ngoài đầu tư vào dệt may sẽ tạo ra "cú hích" lớn cho ngành, đặc biệt tăng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu.
Đặc biệt, việc có nhiều tập đoàn lớn của dệt may thế giới đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ giúp cho DN dệt may trong nước học hỏi được kinh nghiệm và nâng cao được năng lực cạnh tranh.
Làn sóng đầu tư của cả DN FDI và DN trong nước được kỳ vọng sẽ tạo ra sức tăng trưởng mới cho dệt may, nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm khi các hiệp định thương mại chính thức có hiệu lực.
Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài, cho rằng việc dệt may trở thành lĩnh vực có số vốn FDI lớn nhất trong những tháng đầu năm 2015 là một thông tin tích cực cho cả ngành dệt may và hoạt động đầu tư nước ngoài.
Theo phân tích của ông Toàn, hàng loạt các dự án dệt may được đầu tư mạnh gần đây đều tập trung vào phân khúc nguyên phụ liệu, hoặc may mặc cao cấp. Đồng thời, việc các DN chạy đua với các dự án đầu tư cũng cho thấy xu hướng "đón đầu" lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do đang ngày càng tăng cao, càng làm phong phú thêm hoạt động đầu tư nước ngoài, với trọng tâm là càng làm tăng thêm thế mạnh vốn có của Việt Nam về XK các sản phẩm dệt may, da giày.
Các dự án dệt may cao cấp được đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam gần đây sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm và tận dụng những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Đây là một dấu hiệu tích cực khi những ngành trọng điểm như dệt may đang được đánh giá là hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định tự do.
"Phải chăng là do tác động của các FPT và TPP, các nhà đầu tư dự đoán khi TPP có hiệu lực và ký kết trong năm nay nên đã bắt đầu đầu tư vào để đón đầu xu thế, với các sản phẩm có nguồn gốc từ sợi để được hưởng ưu đãi thuế NK xuống 0% thay vì 17 - 18% như hiện nay", ông Toàn đánh giá.
---------------------------------
Bà Đặng Phương Dung
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐỒNG PHÁT
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại: (028) 62 564 733 - 0934 171 080 Mr Huy
Email: huy.dongphat@gmail.com - Website: dongphat-interlining.com