Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất  hiện nay

Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0934 171 080

Mr huy

 

E: info@dongphat-interlining.com
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
 
Ứng dụng sản phẩm
  • Ứng dụng sản phẩm
  • Kỷ Niệm 3 Năm Thành Lập
Bản đồ chỉ đường
Map
Thống kê truy cập

Flag Counter

Nỗi lo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may

Những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã và đang thúc đẩy phát triển mạnh ngành Dệt may - một lĩnh vực sản xuất truyền thống mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, ngành kinh tế có đặc thù sử dụng nhiều lao động này cũng đang đặt ra cho địa phương bài toán nan giải… 


 
 Công nhân Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định đang làm việc.
 

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều tháng qua, trên địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều cơ sở sản xuất lớn, nhỏ thuộc lĩnh vực dệt may thông báo tuyển lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Doanh nghiệp nhỏ thì có nhu cầu tuyển dụng vài trăm, doanh nghiệp lớn tới hàng nghìn người, song đến nay, công tác tuyển dụng gặp không ít khó khăn do khan hiếm lao động. Hơn nữa, do chênh lệch cung - cầu lớn về nguồn nhân lực, nên người lao động phổ thông bỗng chốc có giá, thành “thượng đế” với nhiều sự lựa chọn công việc. 

Hiện nay, Nam Định không còn thu hút một cách ồ ạt các doanh nghiệp dệt may như những năm trước, nhưng sẵn sàng tiếp nhận các dự án về nông thôn. Cách đây hơn 3 năm, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn với mục tiêu thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm cho người dân địa phương nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, đặc biệt là lượng lao động nông nhàn. Nhiều ngành nghề được chú trọng đầu tư phát triển ở nông thôn như: Dệt, sợi, nhuộm, may mặc và da giày … 

Theo số liệu thống kê của cơ quan chuyên trách địa phương, trong số hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn, có khoảng 200 cơ sở dệt may lớn, nhỏ và luôn phát triển ổn định trong thời gian qua. Hầu hết doanh nghiệp dư giả đơn hàng. Cùng với những nhà đầu tư mới đổ vốn vào Nam Định, không ít doanh nghiệp đang hoạt động tại đây tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Các xưởng may mặc, da giày mọc lên ở nhiều xã thuộc các huyện: Hải Hậu, Ý Yên, Vụ Bản, Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực... Một số doanh nghiệp có quy mô đầu tư khá lớn như: Công ty Amara Việt Nam với dự án sản xuất da giày tại Cụm công nghiệp Cổ Lễ (Trực Ninh) có tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng, thu hút 1.200 lao động; Công ty TNHH Yamiani đầu tư nhà máy sản xuất da giày xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD tại xã Nam Hồng (Nam Trực), tạo việc làm ổn định cho hơn 2.500 lao động; Công ty cổ phần May sông Hồng đầu tư 2 dự án ở cụm công nghiệp Hải Phương (Hải Hậu) với vốn đầu tư 145 tỷ đồng, thu hút trên 2.000 lao động... 

Hoạt động sản xuất gia tăng kéo theo nhu cầu nhân công tăng đột biến. Người ta có thể bắt gặp các biển thông báo tuyển công nhân ở nhiều nơi như: Trên quốc lộ 21, quốc lộ 38B, các tỉnh lộ, ở nhiều xã và ở ngay trên hàng rào bảo vệ của các doanh nghiệp... Tuy vậy, nhiều tháng nay, không ít cơ sở vẫn không kiếm đủ số lao động phổ thông cần thiết phục vụ sản xuất, chứ chưa kể đến việc một số doanh nghiệp đặc thù có nhu cầu tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi việc này chẳng khác nào việc “mò kim đáy bể”! 

Một số doanh nghiệp dệt may, sợi nhuộm lớn tại 3 khu công nghiệp: Bảo Minh, Mỹ Trung và Hòa Xá luôn cần hàng nghìn lao động trong nhiều năm nay, nhưng số lượng tuyển dụng được vẫn chưa đáp ứng đủ, trong đó có Công ty TNHH Youngone Nam Định, Công ty cổ phần May Duy Minh, Công ty TNHH Ocean Garment, Công ty cổ phần May Nam Định, Công ty cổ phần TCE VINA DENIM... Đó là chưa kể một số công ty lớn khác, với nhu cầu lao động nhiều nhưng chưa đi vào hoạt động vì đang trong quá trình xây mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, chẳng hạn như: Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) đầu tư tới 68 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Bảo Minh, với nhu cầu công nhân lên tới hàng nghìn người; Công ty cổ phần may Sông Hồng vừa khởi công xây dựng 4 xưởng may tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng với nhu cầu khoảng 2.000 lao động; Công ty TNHH dệt may T&C (cụm công nghiệp Cổ Lễ, huyện Trực Ninh) đang cần tới 800 lao động... 

Dệt may là lĩnh vực kinh tế truyền thống và mũi nhọn của Nam Định, chiếm tỷ trọng gần 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Nam Định hiện có khoảng 230 cơ sở dệt may lớn, nhỏ đang hoạt động tại 3 khu công nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, tạo việc làm cho khoảng 6 vạn lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,5 triều đồng/người/tháng. Triển vọng của ngành này còn sáng sủa hơn nữa khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và Việt Nam có nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa. Quy định xuất xứ của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác, nên thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dệt may nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có Nam Định. 

Để đón đầu cơ hội trên, tỉnh Nam Định đang thúc đẩy thực hiện dự án khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, quy mô 600 ha (giai đoạn 1) tại bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng. Dự kiến, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này sẽ hoàn thành trong tháng 4/2015 để bàn giao cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Vinatex xây dựng hạ tầng.
 
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Đoàn Hồng Phong, khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp 1 tỷ mét vải mỗi năm, đáp ứng một phần đáng kể cho thị trường trong nước, thu hút tới 100.000 lao động, đóng góp trên 2.000 tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, vấn đề nguồn cung lao động cho ngành Dệt may Nam Định sẽ nan giải hơn khi dự án này đi vào hoạt động trong thời gian tới. 

Ông Trần Văn Liệu - Trưởng Phòng quản lý công nghiệp, Sở Công Thương Nam Định cho biết: Ngành Dệt may của Nam Định trong những năm qua luôn phát triển ổn định. Bên cạnh không ít doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất vì kiếm được đơn hàng, nhiều doanh nghiệp mới cũng ra đời và do đó, nhu cầu về lao động tăng mạnh là đương nhiên.
 
Cũng theo ông Trần Văn Liệu và một số chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, hiện có tình trạng cạnh tranh để thu hút lao động giữa các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp đóng tại Nam Định đang phải đối mặt với hiện trạng dịch chuyển nhân lực (từ vùng này sang vùng khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác). Sự xuất hiện của những đơn vị sản xuất là những xưởng hoặc kinh tế hộ ở khu vực nông thôn, với nhu cầu từ 50 - 70 lao động/đơn vị là thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nhân công. Các đơn vị này sẵn sàng trả lương hấp dẫn hơn, tạo điều kiện làm việc thoải mái hơn. Ngoài ra, hàng trăm cơ sở sản xuất và hàng nghìn đơn vị kinh tế, hộ kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác tại hơn 120 làng nghề trên địa bàn tỉnh cũng là những đối thủ nặng ký trong cuộc đua thu hút lao động, nhân lực. 

Để thu hút và có được sự ổn định về nguồn cung lao động, các đơn vị sản xuất cần tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động. Theo đó, ngoài điều kiện làm việc thỏa mái hơn, công việc phải đảm bảo cho người lao động có được thu nhập và cuộc sống ổn định (thu nhập, nơi ở, nơi trông giữ trẻ và các chế độ an sinh cần thiết khác). Chỉ khi làm tốt các khâu này, các doanh nghiệp mới mong tìm ra được lời giải cho bài toán khó..

Tuấn Nam

Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc