Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất  hiện nay

Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0934 171 080

Mr huy

 

E: info@dongphat-interlining.com
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
 
Ứng dụng sản phẩm
  • Ứng dụng sản phẩm
  • Kỷ Niệm 3 Năm Thành Lập
Bản đồ chỉ đường
Map
Thống kê truy cập

Flag Counter

Dệt may chưa qua cửa ngách

Dệt may là một ngành sản xuất thế mạnh của nước ta, các nhà máy không ngừng được xây mới và mở rộng, liên tục nhận được sự đầu tư từ nước ngoài. “Người đông, của ít” nên các DN dù ở lĩnh vực nào cũng phải tận dụng mọi cơ hội, tìm ra cửa ngách để phát triển. Thế nhưng, dường như, cánh cửa này đối với ngành dệt may vẫn chưa có nhiều DN đi qua được.

 

Dệt may chưa qua cửa ngách

Nhiều DN Việt Nam còn thơ ơ với cách kinh doanh theo thị trường ngách. Ảnh: H.Dịu

 

Nở nhưng chưa rộ

Theo số liệu thống kê trong Bản tin Kinh tế - Dệt may mới đây của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2014, tổng kim ngạch XK của toàn ngành đạt gần 21 tỷ USD. Những thị trường XK chủ yếu của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và đáng chú ý trong bản thống kê là có sự tăng trưởng, dù không nhiều, tại một số quốc gia mới như: Ai Cập, Senegal, Nam Phi…, đặc biệt là Bờ biển Ngà lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách các quốc gia NK hàng dệt may của Việt Nam.

Tuy đơn hàng tại các quốc gia này chiếm tỷ trọng chưa nhiều, biến động thất thường nhưng phần nào cũng đã cho thấy sự nỗ lực của các DN trong việc tìm kiếm và hợp tác với nguồn khách hàng mới. Vấn đề này càng có cơ sở thực hiện hơn khi Việt Nam ngày càng mở cửa thị trường, hoạt động XNK thuận lợi hơn, giao lưu thông tin rộng rãi hơn.

Về điều này, bà Phạm Diệu Hằng, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Yakjin Việt Nam chuyên kinh doanh, sản xuất hàng may mặc cho biết, mặc dù hiện nay đến 80% đơn hàng vẫn thuộc về thị trường Hoa Kỳ nhưng từ mấy năm trước, Công ty đã có đơn hàng đi các thị trường như: Israel, Ma rốc, Dubai… Mỗi năm công ty lại có một khách hàng từ nước mới và đơn hàng khá đều đặn.

Nói đến cách đi theo thị trường ngách, bên cạnh việc mở rộng và tìm kiếm khách hàng đến từ các quốc gia không theo “truyền thống” thì các DN còn có thể đi thị trường ngách bằng cách tìm kiếm và nhận sản xuất những mặt hàng theo kiểu “độc” và “lạ”. Ví dụ như có DN sản xuất đồ lót, có DN sản xuất phụ kiện thời trang hoặc sản xuất những trang thiết bị liên quan đến dệt may…

Thực hiện theo hướng đi này, đại diện Công ty Cổ phần 26, Bộ Quốc phòng cho biết, mặt hàng dệt may XK của công ty vẫn chủ yếu là hàng gia công, làm thuê cho các công ty lớn khác. Chính vì thế, số lượng đơn hàng không nhiều, giá trị thấp nên doanh thu từ dệt may XK không cao.

Do vậy, để tận dụng thế mạnh từ một DN chuyên sản xuất quân trang, quân dụng cho Quân đội, công ty mở rộng thêm mặt hàng trang phục, đồ dùng bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, công ty đang có định hướng nâng cao chất lượng tay nghề và máy móc để nhận những đơn hàng gia công sản phẩm cao cấp.

Đường hẹp khó đi

Các chuyên gia nhận định, DN tìm được hướng đi đúng theo thị trường ngách thì cơ hội cạnh tranh và phát triển sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh đáng kể, nhưng con đường này chính vì nhỏ và nhiều khác biệt nên rất khó đi, đôi khi còn mang theo cả sự mạo hiểm.

Một trong những khó khăn là cách làm việc với khách hàng tại thị trường mới, theo bà Phạm Diệu Hằng, đơn hàng từ những thị trường mới tuy đổ về đều đặn nhưng số lượng không nhiều và thường yêu cầu DN làm hàng mẫu để khách hàng đem về thăm dò thị trường. Tuy nhiên, nhiều khách hàng suốt thời gian qua cũng chỉ làm từng đấy hàng chứ chưa hề đặt số lượng tăng thêm.

Mặc dù vậy, Yakjin vẫn là một DN lớn liên doanh với nước ngoài, có sự hậu thuẫn từ phía Tập đoàn nên không gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm khách hàng, chỉ cần tập trung vào sản xuất, XNK. Còn đối với các DN nhỏ và vừa trong nước, đây vẫn là công việc mà các DN này đang rất loay hoay để tìm ra cách đi đúng hoặc là tự bản thân các DN chưa có nhu cầu chuyển hướng kinh doanh.

Bà Phương Anh, Giám đốc Kinh doanh & Tiếp thị, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng cho biết, lượng đơn hàng từ khách hàng truyền thống vẫn đang đáp ứng đủ doanh thu cho DN nên công ty chưa đầu tư để đi tìm khách hàng mới hay hướng đi nào khác. Tuy nhiên, nếu có đơn hàng từ khách hàng khác thì công ty vẫn rất mong muốn được thực hiện và hợp tác lâu dài.

Đặc biệt, một số DN khi được hỏi còn cho rằng, dệt may của Việt Nam có sản lượng lớn, DN có quy mô nhỏ nên các tác động không đáng kể. Do đó, DN cứ lựa chọn cách đi theo hướng làm gia công cho khách hàng truyền thống để đảm bảo độ an toàn.

Có thể thấy, với sự phát triển và ngày càng có nhiều dự án đầu tư từ FDI vào dệt may tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, nếu các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ trong nước cứ “an phận” với kế hoạch sản xuất kinh doanh từ trước đến nay của mình thì sẽ khó có những phát triển đột phá. DN nên biết tự nhìn lại để thấy mình đang ở đâu để có chiến lược kinh doanh hợp lý hơn và chọn hướng đi theo thị trường ngách là một cách rất đáng để lưu tâm.

Theo Báo Hải Quan

Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc