Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất  hiện nay

Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0934 171 080

Mr huy

 

E: info@dongphat-interlining.com
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
 
Ứng dụng sản phẩm
  • Ứng dụng sản phẩm
  • Kỷ Niệm 3 Năm Thành Lập
Bản đồ chỉ đường
Map
Thống kê truy cập

Flag Counter

Dệt may không ngại biến động tỷ giá

Biến động tỷ giá của các đồng tiền trên thế giới so với USD thời gian qua không có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt may.

So sánh rổ ngoại tệ, các đồng tiền của Brazil, Nhật Bản, Úc có sự thay đổi lớn nhất so với USD, tính từ 1/1/2013 đến nay, lần lượt vào khoảng 52%, 39% và 29%. Do đồng Việt Nam khá ổn định so với USD, trong khi các thanh toán ngoại hối cho hợp đồng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu sử dụng USD, nhiều quan ngại về sức cạnh tranh của DN bắt đầu dấy lên.

 


Chẳng hạn như với châu Âu - một trong những thị trường quan trọng hàng đầu của Việt Nam - hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sẽ khó khăn hơn, do VND lên giá mạnh so với EUR. Tính từ thời điểm đầu năm đến nay, EUR đã mất giá khoảng 14% so với VND (giá bán ra EUR niêm yết tại Vietcombank ngày 1/1 là 26.480 đồng/EUR, còn ngày 13/3 là 22.796 đồng/EUR). DN xuất khẩu vào thị trường này sẽ đứng trước hai kịch bản: giữ giá bán thì doanh thu tính theo đồng Việt Nam sẽ giảm mạnh; hoặc tăng giá xuất khẩu thì khó cạnh tranh.

Trước lo ngại của nhà đầu tư, giới phân tích cho rằng, những thông tin về tỷ giá cơ bản sẽ phản ứng tiêu cực trên TTCK. Song, xét về hoạt động xuất khẩu, Mỹ luôn là một trong các thị trường lớn của Việt Nam, chiếm gần 24% tổng kim ngạch xuất khẩu (2014). Trong đó, dệt may, giày dép, gỗ lần lượt là các mặt hàng có tỷ trọng cao nhất.

Để có đánh giá chính xác hơn về hiệu ứng từ biến động tỷ giá thời gian qua, CTCK VDSC đã sử dụng dữ liệu thống kê về sự thay đổi tỷ trọng xuất khẩu của một số đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trên thị trường Mỹ, cụ thể là mặt hàng dệt may. Theo đó, VDSC đưa ra số liệu so sánh với các nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh thì Việt Nam có mức tăng trưởng khá tốt, từ 8,4% năm 2013 lên 9,3% năm 2014.

Con số nói trên cho thấy, biến động tỷ giá của các đồng tiền trên thế giới so với USD thời gian qua không có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt may như quan ngại của nhà đầu tư. Thực chất, hàng hóa của các nước có điều chỉnh tỷ giá lớn như Indonesia (-28%) và Ấn Độ (-16%) cũng không có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn hàng Việt Nam.

Do vậy, giới phân tích khẳng định, yếu tố tỷ giá không có nhiều tác động đến nhóm ngành dệt may, khi các chủ hàng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lao động và lợi thế từ việc tham gia các hiệp định thương mại. Hàng dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ vì thế vẫn có lợi thế cạnh tranh khá lớn. Qua số liệu báo cáo tài chính năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường chủ lực đều tăng 2 chữ số, với tổng kim ngạch 24,5 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với năm 2013.

Trên TTCK, các cổ phiếu dệt may như TCM, GMC, TNG… đều chứng kiến sự tăng trưởng tốt về doanh thu, lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu. Năm 2015, ngành dệt may có nhiều yếu tố thuận lợi về thị trường để tiếp tục tăng trưởng. Các DN như Phong Phú, Nhà Bè, Tổng CTCP May Hưng Yên, CTCP TNG (Thái Nguyên) đều đã ký xong đơn hàng xuất khẩu cho đến hết quý III, thậm chí cho cả năm 2015.

Bên cạnh đó, tác động giảm giá dầu và giá bông thế giới, xu hướng giảm giá các nguyên phụ liệu đầu vào như sợi, vải có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận cho các DN dệt may. Ngược lại, yêu cầu về môi trường trong ngành dệt nhuộm và việc tăng chi phí lương (do tác động của việc tăng lương cơ bản và nhu cầu lao động cải thiện) sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và biên lợi nhuận của các DN trong ngành, đặc biệt là các DNNVV.

Từ những dữ liệu nêu trên, các chuyên gia phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của các công ty trong ngành dệt may, nhất là khi triển vọng tăng trưởng ngành sẽ khả quan hơn nếu Hiệp định TPP được nhất trí thông qua trong năm nay.

Trong báo cáo của CTCK VDSC ghi rằng, giá trị đồng USD theo nhận định của nhiều chuyên gia thế giới có khả năng sẽ tăng khoảng 10% so với euro. Một cách tương đối, khi đồng USD tăng giá thì hàng hóa châu Âu xuất khẩu sang Mỹ sẽ có nhiều thuận lợi. Cụ thể, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của châu Âu vào thị trường Mỹ đã tăng trưởng 17,02% trong năm 2014, so với mức 16,62% của năm 2013.

Xét ở góc độ cạnh tranh, những biến động trên có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Kim

Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc