Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất  hiện nay

Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0934 171 080

Mr huy

 

E: info@dongphat-interlining.com
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
 
Ứng dụng sản phẩm
  • Ứng dụng sản phẩm
  • Kỷ Niệm 3 Năm Thành Lập
Bản đồ chỉ đường
Map
Thống kê truy cập

Flag Counter

Doanh nghiệp dệt may khó khăn tìm vốn và đơn hàng

Năm 2015, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối đầu với áp lực rất lớn về đơn hàng, giá cả và vốn.

 

Doanh nghiệp dệt may khó khăn tìm vốn và đơn hàng

Năm 2015 được dự báo sẽ là năm gian khó đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam 

Đầu năm 2015, nhiều doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực sản xuất dệt may tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận đang âm thầm ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu của những doanh nghiệp dệt may lớn trong năm 2015 cũng không mấy khả quan. 

Mất đơn hàng từ năm 2014

Trên thực tế, theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt - May - Thêu - Đan TP.HCM, trong năm 2014 vừa qua, các doanh nghiệp dệt may đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự báo năm nay tình hình cũng chưa thể sáng sủa hơn. Thông tin từ Hiệp hội Dệt - May - Thêu - Đan TP.HCM cho biết, từ năm 2014 đơn hàng của các doanh nghiệp trong nước đang dịch chuyển sang các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) và cũng hầu như không ổn định. Thậm chí, có một số tháng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu còn bị âm so với cùng kỳ năm trước và cả những tháng trước đó. Giá đơn hàng vào thời điểm cuối năm 2014 có xu hướng giảm và có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015.

Nếu những năm trước, tỷ lệ cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước chiếm 40% thì đến năm 2014 vừa qua, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 30%. Thông tin này được ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam, chia sẻ với DOANH NHÂN. Lo lắng trước tình hình này, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Sản xuất thương mại May Sài Gòn cho rằng, trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014, các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 6 trong tổng số hơn 20 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp trong nước sản xuất theo FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán trực tiếp không thông qua trung gian), hiện nay chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại là sản xuất hàng gia công. Như vậy lợi nhuận doanh nghiệp thu được không đáng kể. 

Cũng theo phân tích của ông Hùng, doanh nghiệp nào được vay vốn ngân hàng với mức lãi suất 0,5%/tháng thì tỷ suất lợi nhuận cũng chỉ đạt khoảng 0,3%/tháng. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp lớn có uy tín mới có thể vay ở mức lãi suất này. “Năm 2014, các doanh nghiệp dệt may trong nước sản xuất kinh doanh hòa vốn là giỏi rồi, nói gì đến có lợi nhuận”, ông Hùng trăn trở. Thực tế, trong năm 2013 chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp dệt may có lợi nhuận, còn năm 2014, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, hầu hết họ chỉ hòa vốn. 

Khó khăn tiếp tục bủa vây

Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2015 dự kiến vẫn ở mức 28-28,5 tỷ USD, so với mức hơn 20 tỷ USD năm 2014

Theo ông Hồng, năm 2015, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối đầu với áp lực rất lớn về cả đơn hàng, giá cả lẫn vốn và công nghệ. Do vậy, các doanh nghiệp phải đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Như thường lệ, cứ đến thời điềm cuối năm là các doanh nghiệp dệt may đã nhận kín đơn hàng sản xuất đến quý 1 hoặc giữa năm sau. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này các đơn hàng của quý 1/2015 lại đang giảm. Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Hưng Yên cho biết, dù kim ngạch xuất khẩu của công ty ông tăng 16% so với cùng kỳ 2014, nhưng lượng hàng cho cả năm 2015 đang có xu hướng giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm trước. Một phần do các nhà nhập khẩu từ thị trường Mỹ, EU đang dịch chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác như Ấn Độ, Bangladesh… 

Kim ngạch xuất khẩu dự kiến của ngành dệt may trong năm nay dự kiến cũng chỉ quanh quẩn ở mức 28-28,5 tỷ USD, so với mức hơn 20 tỷ USD của năm 2014. Tập đoàn Dệt may Việt Nam vốn là mũi nhọn của dệt may Việt Nam cũng đánh giá, 2015 là một năm khó có thể đặt quá nhiều kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể, mức tăng trưởng năm nay cũng chỉ ngang bằng với 2014 là khoảng 12%.

Theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ngành dệt may vẫn tăng trưởng trong năm 2015, nhưng sẽ không có nhiều biến động và không tăng trưởng mạnh. Các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu không thể tăng trưởng mạnh kim ngạch xuất khẩu hơn nữa vì cần thời gian thâm nhập, trong khi thị trường Nhật Bản hay Hàn Quốc xuất khẩu cũng vẫn trên đà tăng, nhưng không quá cao. Bên cạnh đó, ông Trường chia sẻ, các quốc gia khác sẽ tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt nhằm giành thị phần tại các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua. Đơn cử như tại những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, ASEAN, dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực bao gồm Campuchia, Myanmar, Bangladesh, thậm chí với cả Indonesia - nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may 13 tỷ USD/năm. Những nước này còn có lợi thế là chi phí lao động đều thấp hơn Việt Nam. 

Gần đây, khoảng 70-80% doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào ngành dệt may tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng các công ty của Hồng Kông, Đài Loan. Họ có vốn lớn và đầu tư bài bản trong các khâu sợi - dệt - nhuộm, nên có lợi thế về giá xuất khẩu thành phẩm hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp nước ta.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng ý thức được cả những mối đe dọa lẫn cơ hội mới khi Việt Nam chuẩn bị ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương. Tuy nhiên, các hiệp định đã và đang chuẩn bị ký kết đều cần 15-18 tháng để chờ phê duyệt của Quốc hội, nên khó có thể tác động tích cực ngay với dệt may trong nước. Như vậy, trong 1-2 năm tới nếu không có nguồn vốn đủ lớn, công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh sòng phẳng ở các thị trường nước ngoài.

Thanh Mai

Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc