Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất hiện nay
Bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may, Gồm Đệm Vai, Interlining ... Uy tín, Sản phẩm Chất lượng và cần 1 dịch vụ tốt nhất hiện nay
Bạn sẽ nhận được
1. sản phẩm chuẩn , nhanh nhất hiện nay;
2. Mẫu thiết kế mới trong 4h làm việc
3. Giao hàng đúng kế hoạch 100%
4. Phục vụ nhanh chóng, Dịch vụ hoàn hảo
"Mặc dù ngành dệt may Ấn Độ và Việt Nam có những điểm mạnh riêng nhưng những lợi thế này nếu bổ sung cho nhau sẽ tạo nên kỳ tích lớn. Do đó thay vì cạnh tranh với nhau, ngành công nghiệp dệt may của hai nước nên hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển, hướng đến mục tiêu đôi bên cùng có lợi…" là khuyến nghị của ông Manoj Kumar - Lãnh sự Ấn Độ tại Tp.HCM tại chương trình giao lưu thương mại và giới thiệu Triển lãm Dệt may Ấn Độ (Intexpo) năm 2015. Triển lãm do Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu hàng Dệt sợi tổng hợp và Tơ nhân tạo Ấn Độ (SRTEPC) phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Ấn Độ tại Tp.HCM tổ chức, với sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) .
Ông Srijib Roy- Giám đốc SRTEPC cho biết với sản lượng ngành công nghiệp dệt may trị giá khoảng 100 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 40 tỷ USD, Ấn Độ hiện là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm cotton, lụa, vải xenlulo và sợi cotton lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đồng thời quốc gia này cũng đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu các sản phẩm vải tổng hợp và sợi tổng hợp. Về phía Việt Nam, có thể thấy mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới nhưng nguồn nguyên liệu hầu như nhập khẩu (năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 12,5 tỷ USD vải cho ngành công nghiệp may mặc). Trong khi đó, Ấn Độ có đủ nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc Việt Nam. Và như thế rất dễ dàng để nhận ra hợp tác dệt may giữa Việt Nam - Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai hai quốc gia, không chỉ giúp ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ có được một thị trường xuất khẩu mới mà còn giúp ngành may mặc Việt Nam có thêm một nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào. Hơn nữa với dân số đông, Ấn Độ cũng chính là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho các mặt hàng may mặc của Việt Nam.
Đồng quan điểm với ông Srijib Roy, ông Manoj Kumar cho biết quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt Việt Nam đang là thị trường trọng điểm trong chính sách "Hướng Đông" của chính phủ Ấn Độ và chính sách này sẽ mở ra một cơ hội hợp tác sâu rộng cho ngành dệt may giữa hai nước bởi thị trường Ấn Độ với dân số đông sẽ có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm thời trang, trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.
Ông Vinod K.Ladia - Phụ trách Xúc tiến xuất khẩu và là cựu Chủ tịch SRTEPC cho biết hiện Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một chương trình hỗ trợ tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển hợp tác ngành dệt may hai nước Ấn Độ - Việt Nam với trị giá lên đến 300 triệu USD. Với chương trình này, các bên đang xem xét đề án thành lập Khu công nghiệp Dệt may Ấn Độ đầu tiên tại Việt Nam ở khu vực lân cận Tp.HCM. Tại đây, các doanh nghiệp dệt may Ấn Độ sẽ tập trung sản xuất theo từng cụm để tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng, qua đó tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất mà vẫn có thể đạt được mục tiêu cung cấp tại chỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam những sản phẩm dệt may với công nghệ mới nhất, chất lượng tốt nhất mà giá cả lại rất cạnh tranh . Ông Vinod K.Ladia thông tin thêm: "Gói tín dụng 300 triệu USD thúc đẩy phát triển hợp tác ngành dệt may hai nước Việt Nam - Ấn Độ không chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp dệt may Ấn Độ có kế hoạch đầu tư nhà máy tại Việt Nam mà còn mở rộng ra cho các đối tượng là doanh nghiệp dệt may Việt Nam quan tâm và có nhu cầu hợp tác cùng Ấn Độ. Nếu đề án thành lập KCN dệt may Ấn Độ tại khu vực phía Nam được triển khai thành công sẽ là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục mở rộng và xây dựng thêm một khu công nghiệp nữa ở khu vực phía Bắc".
Mỹ Châu
Cty Đồng Phát chuyên sản xuất và cung cấp: Vải không dệt | interlining | Phụ liệu may mặc
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐỒNG PHÁT
Địa chỉ: H81 Khu 10ha, Khu phố 4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại: (028) 62 564 733 - 0934 171 080 Mr Huy
Email: huy.dongphat@gmail.com - Website: dongphat-interlining.com